AIoT - TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VẠN VẬT LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA AIoT?

AIoT - TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VẠN VẬT LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA AIoT?

AIoT - TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VẠN VẬT LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA AIoT?

Ngày đăng: 04/04/2024

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển không ngừng của Internet vạn vật (IoT) kết hợp cùng sức mạnh của Trí tuệ Nhân tạo (AI), mà điển hình trong đó là sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT) đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn làm thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với công nghệ. Hãy cùng GTEL OTS tìm hiểu AIoT là gì và được ứng dụng như thế nào.


Trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT) là gì?

Trí tuệ nhân tạo vạn vật - AIoT (Artificial Intelligence of Things là sự kết hợp giữa công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) với hạ tầng Internet vạn vật (IoT). AIoT không chỉ đơn thuần là việc kết hợp AI và IoT, mà còn là sự kết nối thông minh giữa các thiết bị, cảm biến và máy móc để tạo ra một hệ thống thông minh, linh hoạt và hiệu quả hơn. Với AIoT, chúng ta không chỉ đơn thuần kiểm soát các thiết bị từ xa, mà còn có khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý kho và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Trong AIoT, IoT được coi là một hệ thống thần kinh kỹ thuật số, trong khi AI đóng vai trò như bộ não điều khiển hệ thống. Quá trình hoạt động của AIoT bắt đầu bằng việc tích hợp AI vào các thành phần cơ bản của hạ tầng như chương trình, chipset và điện toán biên, đã kết nối với mạng IoT. Thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (APIs), AI có khả năng truy xuất và mở rộng khả năng tương tác giữa các thiết bị, phần mềm và nền tảng. Qua đó, giúp tối ưu hóa các hoạt động của hệ thống và mạng lưới thiết bị.

Bằng cách sử dụng khả năng học máy, công nghệ AI trong AIoT giúp chuyển đổi dữ liệu IoT thành thông tin hữu ích, từ đó cải thiện quy trình hoạt động và tiếp nhận thông tin. Ngược lại, với sự gia tăng của IoT trong các ngành công nghiệp, lượng dữ liệu phi cấu trúc từ con người và máy móc cũng ngày càng tăng lên. Thông qua việc kết nối, truyền tải và trao đổi dữ liệu, giá trị và khả năng học hỏi của AI được tăng cường, mang lại sự thông minh và quyết định chính xác hơn cho hệ thống AIoT.

Ứng dụng của AIoT hiện nay

Sự kết hợp của AI và IoT làm cho AIoT trở thành một công cụ công nghệ tiềm năng được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau.

Một số ứng dụng nổi bật của AIoT hiện nay:

  • Hệ thống cửa hàng thông minh: Sử dụng AI để phân tích dữ liệu từ camera và cảm biến để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và quản lý kho hàng.
  • Tòa nhà thông minh: AIoT có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và quyền truy cập vào các khu vực như văn phòng, nhà máy, hay trường học.
  • Giám sát giao thông: AIoT có thể giám sát giao thông thông qua máy bay không người lái, phát hiện và xử lý tình huống giao thông một cách tự động.
  • Quản lý phương tiện và xe tự hành: AIoT có thể được sử dụng để quản lý, giám sát các phương tiện và xe tự hành, từ việc theo dõi vị trí đến phát hiện hành vi không an toàn.

Với sứ mệnh đem lại giải pháp thông minh và hiệu quả cho xã hội, chúng tôi, Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ trực tuyến (GTEL OTS) – thành viên Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) luôn chú trọng trong việc ứng dụng công nghệ AIoT vào các giải pháp chuyển đổi số.

Hệ thống cảnh báo cháy nhanh PSAFE-FIRE

Hệ thống Camera AI kiểm soát ra/vào PSAFE-ACS

GTEL OTS đã nỗ lực nghiên cứu thành công các giải pháp ứng dụng AIoT như: nền tảng AI phân tích, phát hiện vi phạm ANTT, TTATGT, An ninh cơ sở bằng nhận diện biển số, khuôn mặt, đặc điểm phương tiện/đối tượng, hành vi vi phạm theo thời gian thực; được tối ưu, hỗ trợ phân tích đồng thời nhiều tính năng AI trên cùng một Camera, giám sát sự cố cháy nổ từ nhiều cơ sở/vị trí khác nhau, có thể liên kết với hệ thống camera sắn có hoặc kết nối với Trung tâm chỉ huy cảnh sát PCCC địa phương. Có thể vận hành độc lập như một dịch vụ hoặc tích hợp vào Trung tâm an ninh PSAFE-C3.

Thực tế, ngoài những ứng dụng trên đây, AIoT còn tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và công nghiệp bao gồm hàng không, y tế, giáo dục, tài chính, sản xuất công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ. AIoT khi được ứng dụng phù hợp sẽ là chìa khoá của chuyển đổi số, cải thiện hiệu quả vận hành và quản lý cho doanh nghiệp, tiện ích cho xã hội.